Huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp khi mang thai là gì?

Khi mang thai, để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể mẹ tăng sinh nhịp tim và tăng lượng máu. Đồng thời, một số cơ quan như vú và tự cung phát triển lớn hơn nên cần nhiều lượng máu đi qua hơn. Chính vì vậy mà áp lực lên thành mạch cũng tăng lên nên huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ tăng nhẹ.

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp tăng xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và sau khi sinh khoảng 6 tuần thì huyết áp trở về mức bình thường. Huyết áp của mẹ bầu bình thường vẫn được khuyến cáo không vượt quá 140/90 mmHg.

Một số chỉ số về huyết áp cần lưu ý:

Huyết áp bình thường: dưới 140/90
Tăng huyết áp nhẹ: 140/90 đến 149/99
Tăng huyết áp trung bình: 150/100 đến 159/109
Tăng huyết áp nặng: 160/110 hoặc cao hơn

Nguyên nhân gây huyết áp cao khi mang thai

Nguyên nhân gây huyết áp cao khi mang thai 1

Mẹ bầu tăng cân nhanh có nguy cơ bị cao huyết áp

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nào gây tăng huyết áp thai kỳ. Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp khi mang thai bao gồm:

Bà bầu bị cao huyết áp mãn tính
Thói quen ăn nhiều muối
Ít vận động thể lực
Béo phì, tăng cholesterol
căng thẳng thần kinh, tâm lý…
Tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi)
Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng
Mang thai đôi, thai ba
Thai phụ có nước ối quá nhiều
Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

Triệu chứng của cao huyết áp khi mang thai

Triệu chứng của cao huyết áp khi mang thai 1

Để biết được mình có bị cao huyết áp khi mang thai hay không thì thai phụ cần chú ý quan sát sức khỏe của bản thân và đo huyết áp tại nhà hoặc trong những lần khám.

Tùy theo cơ địa mỗi người, triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp mẹ bầu không có bất kỳ triệu chứng nào. Cao huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ mẹ bầu có thể nhận diện qua một số biểu hiện sau:

Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, phù mềm ấn lõm. Nếu là phù sinh lý do thai chèn ép thì nằm nghỉ sẽ hết phù nhưng ở người bị cao huyết áp nằm nghỉ cũng không đỡ.
Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu (dùng để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
Tăng cân đột ngột
Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi
Nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt
Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh vùng thượng vị
Đi tiểu ít
Chức năng gan hoặc thận có vấn đề

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé. Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào thời gian mang thai khi bị cao huyết áp và mức độ tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng cao huyết áp càng nặng và càng xuất hiện sớm trong thai kỳ thì nguy cơ gặp phải các vấn đề cho mẹ và bé càng lớn.

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Những người phụ nữ bị cao huyết áp khi mang thai có thể có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề như:

Tiền sản giật: Có khoảng một phần tư phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ tiếp tục tiến triển nhanh thành tiền sản giật trong quá trình mang thai, chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Tiền sản giật thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ nên nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ trước tuần thứ 30. Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai trong tử cung người mẹ. Bệnh còn ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim, mắt và hệ thần kinh của người mẹ.
Tăng nguy cơ cao huyết áp cho lần mang thai sau: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột qụy cao sau này.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Thai phụ bị cao huyết áp, em bé có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
Sinh non: Mặc dù đã được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Gửi đánh giá của bạn

Về chúng tôi

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả, chất lượng khám cữa bệnh. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành y tế đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị. Công ty TNHH Thương Mại Đoàn Gia Sài Gòn tự hào là đơn vị uy tín chất lượng cung cấp dịch vụ thiết bị y tế, hoá chất xét nghiệm, kit test xét nghiệm, vật tư tiêu hao cùng với hàng hoá và giải pháp sáng tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động của các bệnh viện, phòng khám.

Công Ty TNHH Thương Mại Đoàn Gia Sài Gòn
Địa chỉ: 466/6 Lê Văn Sỹ ,Phường 14,Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0913003899
@2023 bản quyền thuộc về Thiết bị vật tư y tế DOANGIAMED
Cung cấp bởi SOPRO